-
Quyển số Trưởng Ban Chuyên ngành 1 GS.TSKH. Ngô Việt Trung Toán học, Cơ học 2 GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu Vật lý học, Thiên văn học 3 GS.TSKH. Trần Văn Sung Hóa học, Công nghệ hóa học 4 GS.TSKH. Vũ Quang Côn Sinh học, Công nghệ sinh học 5 PGS.TSKH. Trần Trọng Hòa Địa chất học, Môi trường 6 GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh Địa lý học, Địa lý thế giới 7 GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải Địa lý Việt Nam, Địa chính 8 GS.TSKH. Phạm Thế Long Công nghệ thông tin 9 PGS.TS. Đào Thế Anh Nông nghiêp, Thủy lợi 10 PGS.TS. Ngô Đình Quế Lâm nghiệp, Ngư nghiệp 11 GS.TS. Phan Văn Tân Khí tượng, Thuỷ văn và Hải dương học 12 GS.TS.NGND. Phạm Gia Khánh Y học, Dược học 13 GS.TSKH. Phan Anh Điện, Điện tử - Viễn thông, Tự động hoá 14 PGS.TS. Đỗ Hữu Thành Xây dựng, Công nghệ vật liệu 15 PGS.TS. Nguyễn Duy Việt Giao thông, Vận tải 16 GS.TS. Trần Văn Địch Cơ khí, Mỏ, Luyện kim 17 GS.TS. Hoàng Đình Hòa Công nghiệp nhẹ 18 PGS.TS. Phan Trọng Thưởng Văn học 19 PGS.TS. Phạm Hùng Việt Ngôn ngữ học và Hán Nôm học 20 PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm Văn hóa dân gian 21 PGS.TS. Trần Đức Cường Lịch sử Việt Nam 22 GS.TS. Đỗ Thanh Bình Lịch sử Thế giới 23 PGS.TS. Phạm Quang Hoan Khảo cổ học, Dân tộc học - Nhân học 24 GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn Kinh tế học 25 GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp Tài chính, Ngân hàng, Tiền tệ 26 GS.TS. Phạm Văn Đức Triết học 27 GS.TS. Đặng Nguyên Anh Tôn giáo, Xã hội học 28 GS.TS. Phùng Hữu Phú Chính trị, Ngoại giao,Tổ chức 29 Thiếu tướng, PGS.TS.
Ngô Văn GiaoQuốc phòng 30 GS.TS. Võ Khánh Vinh Luật học 31a GS.TS. Vũ Dũng Tâm lý học 31b GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo dục học 32 GS.TS. Tạ Ngọc Tấn Thông tin, Báo chí, Xuất bản, Thư viện, Bảo tàng, Lưu trữ 33a PGS.TS. Lê Văn Toàn Âm nhạc, Nghệ thuật múa 33b PGS.TS. Bùi Hoài Sơn Sân khấu, Điện ảnh, Nhiếp ảnh 34 GS.TS. Trương Quốc Bình Mỹ thuật, Kiến trúc 35 PGS.TS. Lê Ngọc Thắng Du lịch, Thể dục thể thao, Ẩm thực, Trang phục 36 Thượng tướng,
PGS.TS. Bùi Văn NamAn ninh -
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁNCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúcQUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Ban biên soạn chuyên ngành
thuộc Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2302/QĐ-BCNĐA ngày 10 tháng 11 năm 2016
của Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam )Chương I
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 1. Cơ cấu tổ chức của Ban biên soạn chuyên ngành
Ban biên soạn chuyên ngành (sau đây gọi là Ban) của Đề án gồm:
- Trưởng ban;
- Các Phó Trưởng ban;
- Các thành viên chính;
- Các Thư ký khoa học;
- Thư ký hành chính.
Điều 2. Bổ nhiệm, miễn nhiêm
Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các Trưởng ban.
Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (gọi tắt là Chủ nhiệm Đề án) bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự của Ban, gồm từ 01 đến 02 Phó Trưởng ban, không quá 10 thành viên chính, từ 2 đến 4 Thư ký khoa học và 01 Thư ký hành chính theo đề nghị của Trưởng ban. Tổng số thành viên chủ chốt của Ban, không kể Thư ký hành chính, không quá 15 người.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban
- Chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Đề án về tổ chức biên soạn và kết quả cuối cùng của Quyển chuyên ngành khoa học được phân công phụ trách;
- Tham dự các cuộc họp do Ban Chủ nhiệm Đề án triệu tập;
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban;
- Xây dựng danh sách cộng tác viên của Ban, báo cáo Ban Chủ nhiệm Đề án;
- Tố chức việc xây dụng Bảng mục từ Quyển chuyên ngành;
- Tham gia biên soạn và tố chức biên soạn các mục từ;
- Tố chức biên tập các mục từ đã biên soạn;
- Tô chức hội thảo, tọa đàm của Ban;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Ban;
- Chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Đề án về nội dung Quyển chuyên ngành;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm Đề án giao;
- Các văn bản điều hành do Trưởng ban ký đóng dấu treo của Văn phòng Đề án.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban
- Giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ tổ chức và biên soạn Quyển chuyên ngành theo sự phân công của Trưởng ban;
- Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức, đôn đốc, kiểm tra công việc của Ban theo sự phân công của Trưởng ban;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban ủy quyền.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên chính
- Giúp Trưởng ban xây dựng Bảng mục từ Quyển chuyên ngành;
- Tham gia biên soạn và biên tập các mục từ theo họp đồng ký với Trưởng ban;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký khoa học
- Giúp Trưởng ban tổ chức mạng lưới cộng tác viên tham gia biên soạn;
- Giúp Trưởng ban xây dựng kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban;
- Ghi biên bản các cuộc họp của ban và dự thảo kết luận các cuộc họp của Ban;
- Kết hợp với Ban Thư ký Đề án và Văn phòng Đề án chuẩn bị cho việc ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học của Ban;
- Theo dõi, đôn đốc và lập báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Nhận kết quả thực hiện hợp đồng của các thành viên chính, cộng tác viên tham gia biên soạn các mục từ và chuyển cho Trưởng ban để tổ chức biên tập, hoàn thiện kết quả cuối cùng;
- Chuyển kết quả biên soạn theo hợp đồng đã hoàn thiện, có chữ ký xác nhận của Trưởng ban, bằng bản in và file mềm tới Ban Thư ký Đề án, Văn phòng Đề án và lưu trữ tại Ban;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký hành chính
- Giúp Trưởng ban thực hiện công tác quản lý tài chính, hành chính, văn thư;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 8. Chế đô làm việc của Ban
- Các thành viên của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm;
- Các cuộc họp của Ban tiến hành tại úịa điểm do Trưởng ban bố trí, báo cáo Chủ nhiệm Đề án để tham dự khi cần thiết;
- Hoạt động của Ban tuân thủ quy định của Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Chủ nhiệm Đề án ban hành.
Điều 9. Kinh phí hoạt động của Ban
Kinh phí hoạt động của Ban được bố trí trong dự toán kinh phí dành cho hoạt động của Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Trưởng ban sử dụng kinh phí được cấp cho việc thực hiện nhiệm vụ biên soạn Quyển chuyên ngành đúng mục đích, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và các quy định của Đe án về quản lý tài chính.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực của Quy chế
- Quy chế này gồm 4 Chương, 11 Điều, có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
- Các Ban biên soạn chuyên ngành, Ban Chủ nhiệm Đề án, Ban Thư ký Đề án, Văn phòng Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Theo đề nghị của Trưởng ban biên soạn chuyên ngành, Tổng Thư ký Đề án hoặc của Giám đốc Văn phòng Đề án, Chủ nhiệm Đề án sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp trong quá trình thực hiện./.