-
Trưởng ban
PGS.TS. Lại Văn Hùng
Văn phòng Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt NamỦy viên
PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Ủy viên PGS.TSKH. Lương Đình Hải
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam -
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN
Số 1623/QĐ-BCNĐACỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2016QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký
Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam(Ban hành kèm theo Quyết định số 1623/QĐ-BCNĐA ngày 25 / 7/ 2016
của Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam )Chương I
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Điều 1. Chức năng của Ban Thư ký
Ban Thư ký Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (viết tắt là Ban Thư ký) có chức năng tham mưu, giúp Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam thành lập các ban biên soạn chuyên ngành, lập kế hoạch biên soạn, soạn thảo, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các họp đồng giao việc của các ban biên soạn chuyên ngành.
Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Thư ký
- Tham mưu, đề xuất nhân sự của các ban biên soạn chuyên ngành.
- Xây dựng Quy định về chính tả tiếng Việt, Quy định về phiên chuyển tên riêng và tên địa danh nước ngoài ra tiếng Việt trong Bách khoa toàn thư Việt Nam; Quy trình biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
- Biên soạn “Cẩm nang biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam”.
- Chuẩn bị nội dung tập huấn cho các nhà khoa học tham gia biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
- Đề xuất nội dung các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
- Phối hợp với Văn phòng Đề án giúp các ban biên soạn chuyên ngành xây dựng kế hoạch biên soạn, biên tập bản thảo các mục từ của các cuốn chuyên ngành.
- Đề xuất nội dung các phiên họp của Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam và của Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (viết tắt là Ban Chủ nhiệm Đề án).
- Xây dựng báo cáo tổng kết hàng năm và theo chuyên đề của Ban Chủ nhiệm trình Hội đồng Chỉ dạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Chương II
TỔ CHỨC CỦA BAN THƯ KÝ
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
- Ban Thư ký gồm:
- Tổng Thư ký;
- Phó Tổng Thư ký;
- Trưởng ban Thư ký các khối ngành khoa học;
- ủy viên Ban Thư ký.
- Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký, các Trưởng ban Thư ký các khối ngành khoa học, ủy viên Ban Thư ký do Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (viết tắt là Chủ nhiệm Đe án) bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký
- Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ban Thư ký;
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chủ nhiệm Đề án về mọi hoạt động của Ban Thư ký;
- Đề xuất với Chủ nhiệm Đề án việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Trưởng ban Thư ký các khối ngành khoa học và các ủy viên Ban Thư ký;
- Tổ chức tập huấn cho các ủy viên Ban Thư ký và Thư ký khoa học các ban biên soạn chuyên ngành;
- Trong thực hiện nhiệm vụ, các văn bản do Tổng Thư ký ký ban hành được sử dụng con dấu treo của Văn phòng Đề án.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Tổng Thư ký
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách được giao, là người giúp cho Tổng Thư ký quản lý về một hoặc một vài lĩnh vực công tác được phân công do Tổng Thư ký giao hoặc ủy quyền.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Thư ký khối ngành khoa học
- Giúp Tổng Thư ký liên hệ với các ban biên soạn chuyên ngành thuộc khối ngành khoa học được phân công theo dõi.
- Giúp các ban biên soạn chuyên ngành được phân công theo dõi về kế hoạch xây dựng bảng mục từ, kế hoạch biên soạn, phối hợp với Văn phòng Đề án chuẩn bị hợp đồng biên soạn để ký với Chủ nhiệm Đề án.
- Nhận kết quả biên soạn từ ban biên soạn chuyên ngành, tập hợp kết quả biên soạn bàn giao cho Tổng Thư ký.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ban Thư ký
- Giúp Tổng Thư ký và Trưởng ban Thư ký khối ngành khoa học liên hệ với ban biên soạn chuyên ngành trong xây dựng, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch hằng năm.
- Theo dõi, đôn đốc ban biên soạn chuyên ngành thực hiện các kế hoạch biên soạn.
- Thực hiện các công việc khác của Ban Thư ký theo sự phân công của Tổng Thư ký và các Trưởng ban Thư ký khối ngành khoa học.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN THƯ KÝ
Điều 8. Chế độ và trụ sở làm việc của Ban Thư ký
- Các thành viên của Ban Thư ký làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng trọ’ cấp kiêm nhiệm theo quy định.
- Ban Thư ký có phòng làm việc tại trụ sở của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 01 – Liễu Giai, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Điều 9. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Ban Thư ký được bố trí trong dự toán kinh phí dành cho hoạt động Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực của Quy chế
Quy chế này gồm 4 Chương, 11 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Tổng thư ký, Phó Tổng Thư ký, các Trưởng ban Thư ký các khối ngành khoa học và các ủy viên Ban Thư ký, Văn phòng Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong tổ chức thực hiện, nếu có những điều, khoản chưa phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, Tổng Thư ký có trách nhiệm đề xuất, trình Chủ nhiệm Đề án xem xét, quyết định./.