Ban Chủ nhiệm Đề án

  • Chủ nhiệm PGS.TS. Bùi Nhật Quang
    Ủy viên Trung ương Đảng
    Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
    Phó
    Chủ nhiệm Thường trực
    TS. Phùng Ngọc Tấn
    Quyền Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ
    Phó
    Chủ nhiệm
    PGS.TS. Trần Thị Lan Hương
    Trưởng ban Ban Quản lý khoa học

     

  • HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
    BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
    Số: 160/QĐ-HĐCĐBSBKTTVN
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2015

    QUYẾT ĐỊNH

    Thành lập Ban Chủ nhiệm Đề án
    Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

    CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO
    BIÊN SOẠN BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam;

    Căn cứ Quyết định số 238/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam;

    Căn cứ Quyết định số 159/QĐ-HĐCĐBSBKTTVN ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.

    Xét đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Thành lập Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban Chủ nhiệm) gồm:

    1.     Chủ nhiệm

           GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.

    2.     Phó Chủ nhiệm

    – GS.TS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam;

    – GS.TS. Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

    3.     Các ủy viên Ban Chủ nhiệm Đề án gồm:

    –      GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

    –       GS.TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương;

    –       GS.TSKH.VS. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

    –      GS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

    –       PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

    Điều 2. Chủ nhiệm Đề án ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Chủ nhiệm Đề án.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các ủy viên Ban Chủ nhiệm Đề án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    Nơi nhận:

    • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    • Như Điều 3;
    • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TCCV, KGVX, TKBT;
    • Lưu: VT, HĐCĐBSBKTTVN

     

     

     

     

     

     

  • HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
    BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    QUY CHẾ

    TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN
    BIÊN SOẠN BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 411/QĐ-HĐCĐBSBKTTVN
    ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn
    Bách khoa toàn thư Việt Nam)

    Chương I

    CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

    Điều 1. Chức năng của Ban Chủ nhiệm

    Ban Chủ nhiệm Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (gọi tắt là Ban Chủ nhiệm) có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam triển khai thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.

    Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Ban Chủ nhiệm

    Ban Chủ nhiệm gồm:

    • Chủ nhiệm Đề án;
    • Các Phó Chủ nhiệm Đề án;
    • Các ủy viên Ban Chủ nhiệm Đề án.

    Điều 3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm

    Căn cứ nhu cầu công tác, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh Ban Chủ nhiệm Đề án theo đúng quy định của pháp luật.

    Chương II

    NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

    Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm Đề án

    1. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam về tổ chức biên soạn và xuất bản bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam;
    2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chủ nhiệm;
    3. Quyết định thành lập, ban hành quy chế làm việc và chỉ đạo hoạt động các Ban biên soạn chuyên ngành, Hội đồng Biên tập, Ban Thư ký, Văn phòng Đề án; trang thông tin điện tử của Đề án;
    4. Ban hành thể lệ biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, quy tắc chính tả và phiến âm, chuyển tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, quy tắc viết tên người và tên địa danh nước ngoài trong tiếng Việt; khung chuẩn biên soạn theo quyển trong bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam; thể lệ cho kênh hình trong Bách khoa toàn thư Việt Nam;
    5. Chỉ đạo việc xây dựng phần mềm quản lý cộng tác viên, phần mềm cơ sở dữ liệu biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam; Website của Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam;
    6. Điều hành việc biên tập bản thảo cho việc xuất bản 35 quyển bách khoa thư theo chuyên ngành; điều hành việc tổng họp, phân quyển theo vần ABC, biên soạn quyển Index và xuất bản bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam theo vần ABC; điều hành việc xuất bản điện tử bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam;
    7. Chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí phục vụ việc biên soạn và xuất bản Bách khoa toàn thư Việt Nam;
    8. Sử dụng con dấu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để ký và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền.

    Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ nhiệm Đề án

    1. Giúp Chủ nhiệm Đe án thực hiện các nhiệm vụ tổ chức và biên soạn bộ
    2. Bách khoa toàn thư Việt Nam;
    3. Thay mặt Chủ nhiệm Đề án triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chủ nhiệm; điều hành hoạt động của các Ban Biên soạn chuyên ngành theo sự ủy quyền hoặc phân công công tác của chủ nhiệm Đề án;
    4. Ký các văn bản điều hành của Ban Chủ nhiệm theo ủy quyền của Chủ nhiệm Đề án;
    5. Tham gia định hướng, tổ chức, kiểm tra tiến độ, chất lượng thực hiện công việc của các Ban Biên soạn chuyên ngành;
    6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm Đề án giao.

    Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của các ủy viên Ban Chủ nhiệm Đề án

    1. Tham gia định hướng, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra công việc của các Ban Biên soạn chuyên ngành theo sự phân công của Chủ nhiệm Đề án;
    2. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chủ nhiệm;
    3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm Đề án giao.

    Chương III

    CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

    Điều 7. Chế độ làm việc của Ban Chủ nhiệm

    1. Các thành viên Ban Chủ nhiệm làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
    2. Các thành viên Ban Chủ nhiệm được hưởng trợ cấp kiêm nhiệm theo quy định hiện hành;
    3. Trụ sở làm việc của Ban Chủ nhiệm do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam bố trí.

    Điều 8. Kinh phí hoạt động

    Kinh phí hoạt động của Ban Chủ nhiệm được trích từ nguồn kinh phí dành cho hoạt động của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.

    Chương IV

    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 9. Điều khoản thi hành và sửa đổi

    1. Bản Quy chế gồm 04 Chương, 09 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
    2. Trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện, nếu có những điều, khoản chưa phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, Chủ nhiệm Đề án có trách nhiệm trình Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam xem xét, quyết định./